Gà chọi Việt Nam là một trong những giống gà đá có độ phủ sóng cực lớn trên toàn bộ các trường đấu gà nổi tiếng ở Châu Á. Nức tiếng là thế nhưng liệu anh em đã biết gà chọi Việt  Nam có nguồn gốc từ đâu và phân loại cụ thể ra sao chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của gà chọi Việt Nam 

Chẳng ai biết rõ gà chọi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Bởi vì khởi nguồn không có bất cứ một tài liệu lịch sử nào ghi chép. Chưa kể tình hình đất nước loạn lạc trong những năm tháng bị đô hộ, càng là lý do khiến cho những tài liệu về gà đá trở nên khan hiếm. 

Tuy nhiên theo như lịch sử truyền miệng, từ thời nhà Lý, gà chọi đã xâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân Việt. Trò chơi đá gà chọi Việt Nam khi ấy chỉ là thú vui tiêu khiển cho những người thuộc tầng lớp cao. Hòa theo dòng chảy thời gian, chọi gà dần phổ biến và trở thành một trò chơi dân gian nổi tiếng, một nét nghệ thuật đặc trưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong nhiều thập kỷ qua, gà đá Việt đã được xuất khẩu qua các nước láng giềng như Thái Lan hay Indo. Ngay cả những Việt Kiều Mỹ cũng đã nhân giống thành công giống gà đá Việt này tại nước bạn.

Xem thêm >> Nhận diện gà chọi Thái Lan chạy kiệu hay nhất Châu Á

gà chọi việt nam

Những giống gà đá hay nhất Việt Nam 

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều giống gà đá nổi tiếng. Hầu như, mỗi khu vực trên đất hình chữ S sẽ có những dòng gà chọi riêng biệt.

Tại Miền Bắc có gà Thổ Hà của Bắc Giang, gà Vân Hồ của Hà Nội, gà Đô Lương của Nghệ An.  

Miền Nam thì có gà Cao Lãnh của Đồng Tháp, gà Bà Điểm hay gà Chợ Lách. Các giống gà chọi ở đây chủ yếu thuộc gà đá cựa. Trong số 3 giống gà kể trên thì có gà chọi Chợ Lách là một trong những nét độc đáo của gà đá Miền Nam. Bởi, những con gà này được di truyền những nguồn gen tốt từ các dòng gà quý hiếm, vừa đẹp về ngoại hình, vừa sở hữu khả năng tấn công vượt trội

Tại Miền Trung cũng có nhiều giống gà tên tuổi như gà Vạn Giã, Gà Sông Vệ hay gà đòn Bình Định.

Phân loại các giống gà chọi Việt Nam

Gà chọi Việt Nam có hai loại là gà cựa và gà đòn.

Gà đòn có trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn nằm trong khoảng từ 3 đến 4kg, thường phân bố chủ yếu ở Miền Trung và Miền Bắc. Giống gà đá này có đặc điểm là không có lông cổ, chân cao và to. Gà đòn có kích thước cơ thể khá lớn so với những giống gà khác. Mặc dù không được nhanh nhẹn, linh hoạt trong chuyển động nhưng gà đòn lại có lợi thế về những cú đá đòn cực mạnh. Bên cạnh đó tính máu chiến và độ gan lì trên sàn đấu thì không giống gà nào có thể so kịp. 

Gà cựa là giống gà có ngựa nguyên bản hoặc cựa được trang bị thêm kim loại, có trọng lượng rơi khoảng 3kg. Loại gà này được nuôi nhiều ở khu vực Miền Nam. 

Những sư kê khi tìm đến giống gà cựa đa phần xem trọng kết quả cược thay vì chiêm ngưỡng các tài năng của gà.

Khi nuôi gà chiến, các sư kê thường nuôi chuyên biệt một loại gà là gà đòn hoặc gà cựa, hiếm có trường hợp nào cùng lúc nuôi cả hai loại gà. Và như một quy luật ngầm, sư kê nuôi gà cựa sẽ không được tham gia vào những sân chơi của gà đòn và ngược lại. Bởi, hai loại gà này có cách nuôi và kỹ thuật đánh hoàn toàn khác nhau. Khi sinh ra đã trái ngược thì việc so tài sẽ chẳng còn mang ý nghĩa giải trí nữa.

Đặc điểm nhận dạng của gà chọi Việt Nam 

Phần đầu và ngoại hình 

Gà chọi Việt Nam có xương sọ khá lớn, xương gò má cao và mặt rộng. Vì sống khá gần gũi với các sư kê nên xét về đặc tính tâm lý, gà đá Việt Nam thường bộc lộ cảm xúc giỏi hơn các giống gà khác. Ví dụ, khi được chủ cho ăn, biểu cảm trên khuôn mặt của gà sẽ đầy tự tin và thoải mái. Khi phát hiện người lạ đến gần, gà sẽ ngẩng đầu lên, tròn mắt vẻ tò mò, khi đối diện với đối thủ, mắt của gà sẽ gườm lên vẻ thách thức, đầy sát khí.

Vùng da dày, nhăn và cổ lớn 

Cổ gà chọi Việt Nam thường lớn, cứng cáp. Lớp da cổ được xếp chồng lên nhau nhưng hình gợn sóng. Các sư kê có tiếng thường om và tẩm thuốc vào lớp da trên cơ thể khiến cho các vùng da trở nên dày và săn chắc. 

Phần chân

Chân của gà chọi Việt Nam có hai, 3 hoặc 4 hàng vảy. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là gà có hai hàng vảy ở chân tạo thành hình chữ chi. Hơn 30 năm qua, các sư kê ở phía Nam không ưa chuộng loại gà chọi chân có màu vàng, lý do là bởi màu vàng thường là đặc trưng chân của các loại gà nuôi lấy thịt. 

Phần mắt

Gà chọi Việt Nam có phần mắt lồi ra như mắt ếch. Đây là đặc điểm tạo nên tính cách thông minh, lanh lợi và linh hoạt ở gà.

Xem thêm >> Vua đá gà Phúc Bình Dương và những huyền thoại 10 con số

gà đá hay nhất việt nam

Một số đặc trưng khác của phần mắt gà chọi Việt Nam 

Ngoài 3 đặc điểm cơ bản trên, gà đá Việt Nam còn một số đặc trưng khác như 

  • Phần đùi săn chắc và dài.
  • Phần bụng tương đối nhỏ và không phát triển.
  • Phần lông cứng và dễ gãy. Các màu lông thường thấy ở gà đá Việt Nam là Xám, vàng và nhạn.

Hy vọng những thông tin bổ ích mà FT179 vừa mới chia sẻ đã giúp anh em nhận diện được gà chọi Việt Nam cũng như biết thêm về lịch sử, nguồn gốc của giống gà này. Nếu anh em còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến gà chọi hoặc đá gà, hãy truy cập vào website nhà cái FT179 để được giải đáp. Cảm ơn anh em đã theo dõi.

ft179-logo-favicon

FT179.Info là đối tác chính thức của nhà cái FT179 ở Việt Nam. Nơi bạn có thể tìm thấy mọi thông tin và kiến thức cần thiết trong lĩnh vực cá cược trực tuyến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *